LỊCH SỬ HỘI CHỮ THẬP ĐỎ THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

I. Quá trình thành lập Hội (1958 – 1975)
Sau hơn 10 năm từ khi Hội Hồng Thập tự Việt Nam nay là Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ra đời, năm 1958, bác sĩ Vũ Tiến Thọ - Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hải Phòng làm Trưởng ban tuyên truyền đó tiến hành vận động để tiến tới thành lập Chi Hội Hồng Thập tự Hải Phòng. Cuối tháng 8/1958, Ban Chấp hành lâm thời ra mắt và ngày 1/12/1958, Vụ Dân chính Bộ Nội vụ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra văn bản số 4040-DC/DC đồng ý để Hội Hồng thập tự Việt Nam ra quyết định thành lập Chi Hội Hồng Thập tự Hải Phòng với 60 hội viên. Văn phòng làm việc đặt tại số 21 Lê Đại Hành. Nhiệm vụ của Hội phối hợp với ngành Y tế tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia giữ vệ sinh môi trường, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, tập huấn tải thương, sơ cấp cứu; phát triển tổ chức Hội tới các khu phố, trường học. Đến năm 1962, toàn thành phố đó phát triển được 3.375 hội viên.
- Năm 1965, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đó ra quyết định đổi tên chi Hội Hồng Thập tự Hải Phòng thành Hội Chữ thập đỏ Hải Phòng, bác sĩ Vũ Tiến Thọ giữ chức Chủ tịch Hội.
- Trong 2 năm (1964 – 1965), Hội Chữ thập đỏ Hải Phòng đó đón tiếp nhiều đoàn Hồng Thập tự Pháp, Thái Lan và kiều bào từ Tân Đảo và Thái Lan về nước. Đây là lần đầu tiên Hội Chữ thập đỏ Hải Phòng tham gia giao lưu quốc tế và tạo được ấn tượng tốt đẹp với bạn bè quốc tế.
- Năm 1969 - 1970, Hội Chữ thập đỏ thành phố đó kiện toàn, củng cố Ban Chấp hành ở các khu phố, cơ quan, nhà máy, xí nghiệp, trường học…đồng thời tổ chức tổng kết phong trào “Chữ thập đỏ 4 năm chống Mỹ cứu nước”, bác sĩ Vũ Tiến Thọ tiếp tục được bầu lại làm Chủ tịch Hội, bác sỹ Trần Luật – Trạm trưởng vệ sinh phòng dịch thành phố được bầu làm Phú Chủ tịch Thường trực.
- Năm 1972, khi giặc Mỹ leo thang nộm bom ra miền Bắc, cán bộ, hội viên thuộc hàng trăm phân, chi Hội Chữ thập đỏ Hải Phòng đó khụng quản ngại hy sinh, tớch cực tham gia hỗ trợ cho các bệnh viện, băng bó, cấp cứu tải thương, chăm sóc người bị thương, góp phần to lớn làm lên Đại thắng Mùa xuân 1975.
II. Hoạt động Hội gắn với sự nghiệp xõy dựng đất nước Việt Nam xó hội chủ nghĩa (1975 – 1986)
- Năm 1975, đất nước hoàn toàn thống nhất, Hội Chữ thập đỏ Hải Phòng đã tiến hành tổng kết 3 năm (1973 – 1975) xây dựng kinh tế, giải quyết những hậu quả chiến tranh và đề ra chương trình hoạt động mới. Vào thời điểm này, Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng nêu ra “Hội Chữ thập đỏ có nhiệm vụ huấn luyện hội viên về chuyên môn làm hậu thuẫn cho các cơ quan y tế, tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện vệ sinh phòng bệnh và phòng chống dịch”
- Ngày 25/5/1976, Đại hội Hội Chữ thập đỏ thành phố Hải Phòng lần thứ VI được tổ chức, 200 đại biểu đại diện cho hơn 1 vạn hội viên Chữ thập đỏ thành phố Hải Phòng đó về dự. Đại hội đó bầu ra Ban Chấp hành mới gồm 17 ủy viên. Bác sỹ Vũ Tiến Thọ tiếp tục được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội. Trong thời gian này, Hội Chữ thập đỏ Hải Phòng đó phối hợp với một số ban, ngành của thành phố chỉ đạo cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ tuyền truyền, phòng chống 3 đợt dịch lớn là dịch cóm, dịch tả và dịch sốt xuất huyết đạt kết qủa cao.
- Năm 1977 – 1978, triển khai Nghị quyết liên tịch giữa Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam với Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Bộ Quốc phòng về việc huy động tuổi trẻ học đường tham gia rèn luyện sức khỏe, kỹ năng sơ cấp cứu tải thương, phòng ngừa ứng phó thảm họa đó tạo ra nhiều hoạt động sôi nổi, thu hút hàng vạn hội viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ. Đoàn đại biểu Bộ Giáo dục Cộng hòa Dân chủ Đức sang thăm Việt Nam đó khen ngợi cung tác giáo dục quốc phòng trong học sinh các trường ở Hải Phòng. Trong thời gian này, Hội Chữ thập đỏ thành phố đó nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và lãnh đạo thành phố, các ban, ngành để hoàn thành tốt việc tiếp nhận hàng viện trợ nhân đạo quốc tế qua Cảng Hải Phòng.
- Năm 1979, trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc ở các tỉnh biên giới phía Bắc, Hội Chữ thập đỏ thành phố đó tổ chức 44 lớp huấn luyện cho 1.373 hội viên về kỹ thuật tải thương. Chi hội Chữ thập đỏ bệnh viện Việt Tiệp tổ chức 2 đoàn tình nguyện gồm các y, bác sỹ có kinh nghiệm chi viện cho Lạng Sơn và Quảng Ninh. Đồng thời tổ chức quyên góp, ủng hộ, giúp đỡ cho đồng bào ở Cao Bằng, Lạng Sơn.
- Năm 1982, Hội Chữ thập đỏ quận Lê Chân đó phát động phong trào xây nhà tình nghĩa và đến nay phong trào này đó được nhân rộng toàn thành phố và cả nước. Quận Hội cũng phát động quyên góp, trợ dưỡng, giúp đỡ trẻ em mồ côi, khám chữa bệnh miến phí cho người nghèo, nâng cấp đường giao thông… Từ đó, Hội Chữ thập đỏ thành phố đó tổ chức giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các quận, góp phần đẩy mạnh các hoạt động nhân đạo hòa nhập với phong trào chung trong thành phố.
- Năm 1986, thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, phong trào Chữ thập đỏ phát triển theo tinh thần đổi mới toàn diện của Đảng, hoạt động đi vào nề nếp và rừ nột hơn. Tập trung chú trọng phát triển hội viên cơ sở, cuối năm 1986, tổng số hội viên Chữ thập đỏ thành phố đó tăng lên 17.028 người.
III. Đổi mới công tác Hội, thực hiện Chỉ thị 14-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (1987 – 1996).
- Ngày 7/9/1987, Ban Bí Thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 14 – CT/TW về việc “ Củng cố tổ chức, phát huy tác dụng tích cực của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam” Thực hiện chỉ đạo của Trung ương Hội và Thành ủy, Thường trực Hội Chữ thập đỏ thành phố đó tổ chức quán triệt phổ biến Chỉ thị 14 trong các cấp Hội, cán bộ, hội viên và nhân dân. Chỉ thị 14 đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức, hành động của các cấp ủy Đảng, chính quyền các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội.
- Ngày 9/2/1988, Hội Chữ thập đỏ thành phố Hải Phòng tiến hành Đại hội Hội Chữ thập đỏ lần thứ VII, bầu ra Ban Chấp hành gồm 20 ủy viên, bà Nguyễn Thị Bẩy, Phó Chủ tịch UBND thành phố được bầu làm Chủ tịch Hội. Cũng trong thời gian này, Hội Chữ thập đỏ thành phố ra quyế định công nhận Ban Chấp hành Hội Chữ thập đỏ các quận, huyện: Lê Chân, Hồng Bàng, Ngô Quyền, Thủy Nguyên, An Hải, Kiến An, Kiến Thụy, Đồ Sơn, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng. Sau 30 năm thành lập, đây là lần đầu tiên đội ngũ lãnh đạo cấp quận, huyện Hội được củng cố, kiện toàn đồng thời có sự chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức và hoạt động, nhiều đơn vị trở thành điểm sáng như: Quận Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân, huyện Thủy Nguyên, Cát Hải, Đồ Sơn, An Lão…
- Năm 1992, hoạt động đối ngoại có bước khởi sắc đó là việc hợp tác quốc tế với Hội Chữ thập đỏ PUSAN ( Hàn Quốc).
- Ngày 2/3/1993, Đại hội Hội Chữ thập đỏ thành phố Hải Phòng lần thứ VIII được tổ chức và bầu ra Ban Chấp hành gồm 23 ủy viên, Ông Lê Phong được bầu làm Chủ tịch Hội.
- Năm 1994: Hội Chữ thập đỏ thành phố đó phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo công tác phát triển hội viên Chữ thập đỏ trong khối trường học, đã có 70% trường tiểu học, THCS có Chi Hội, 90% Chi Hội Chữ thập đỏ ở trường THPT xây dựng quỹ hội tình thương giúp bạn nghèo vượt khó. Hội Chữ thập đỏ thành phố đó đón tiếp đoàn đại biểu Chữ thập đỏ Mỹ và Hiệp hội Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế đến thăm và làm việc tại thành phố Hải Phòng.
- Năm 1995, hoạt động nhân đạo và công tác xây dựng tổ chức Hội có nhiều tiến bộ, được Trung ương Hội đánh giá cao “Hội Chữ thập đỏ Hải Phòng tận dụng khai thác tiềm năng, thế mạnh của thành phố, có Cảng biển giao lưu quốc tế, mở rộng quan hệ đối ngoại với các Hội quốc gia, các tổ chức phi Chính phủ và Việt kiều đang sống ở nước ngoài nên đó nhận được nhiều sự giúp đỡ, tạo điều kiện để góp phần phát triển phong trào nhân đạo của thành phố”
- Năm 1996, hưởng ứng cuộc vận động “Mỗi đơn vị làm từ 1 đến 3 công trình nhân đạo, mỗi hội viên làm một việc thiện” các cấp Hội trên toàn thành phố đã vận động xây dựng được 21 công trình nhân đạo cấp thành phố. Riêng Hội Chữ thập đỏ quận Lê Chân đó vận động xây dựng được 70 công trình cấp quận và cơ sở. Tại Lễ mít tinh kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, ông Lê Phong – Chủ tịch Hội đã vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba và Hội Chữ thập đỏ Hải Phòng được Thành ủy, UBND tặng bức trướng mang dũng chữ “Phát huy truyền thống nhân ái, vận động mọi người làm nhiều việc thiện, xây dựng Hội vững mạnh”. Phong trào Chữ thập đỏ thành phố kể từ khi thực hiện Chỉ thị 14 của Ban Bí thư Trung ương Đảng đó phát triển mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực: 40% số xã phường thị trấn có tổ chức Hội, phát triển trên 6 vạn hội viên…
IV. Đẩy mạnh hoạt động nhân đạo xã hội theo hướng phát triển bền vững (1997 đến nay)
- Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị 14-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VI, sự nghiệp nhân đạo và hoạt động của Hội Chữ thập đỏ đã đạt được những kết quả thiết thực. Ngày 4/8/1997, Ban Thường vụ Bộ Chính trị ra Công văn số 46-CV/TW về việc tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 14-CT/TW. Ngày 10/9/1997, Ban Dân vận Thành ủy, Hội Chữ thập đỏ thành phố đó có kế hoạch số 151/KH-DV hướng dẫn cụ thể nội dung tổng kết đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, Hội Chữ thập đỏ. Ngày 12/9/1997, Thành ủy tổ chức hội nghị cán bộ để phố biến việc tổng kết Chỉ thị 14, quận Lê Chân và huyện An Lão được chỉ đạo tổng kết điểm. Sau hơn 3 tháng tích cực triển khai đó có 117 xã, phường, thị trấn, 10 quận, huyện và 6 ngành tổ chức tổng kết Chỉ thị. Ngày 13/12/1997, Thành ủy tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 14. Hội nghị đó kiểm điểm quá trình lãnh đạo chỉ đạo của Thành ủy, trách nhiệm của chính quyền, kết quả hoạt động của Hội Chữ thập đỏ. Ngày 8/12/1997, Thành ủy ra Thông báo kết luận số 84/TB-TU về đẩy mạnh phong trào hoạt động nhân đạo và phát huy vai trò Hội Chữ thập đỏ. Sau tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 14 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, hoạt động nhân đạo xã hội của Hội Chữ thập đỏ thành phố đó chuyển biến mạnh mẽ và định hướng phát triển bền vững.
- Cũng trong năm 1997, Hội Chữ thập đỏ thành phố đó phối hợp với một số ban, ngành tổ chức điều tra các đối tượng nghi nhiễm chất độc da cam trên địa bàn thành phố, báo cáo với Trung ương Hội, Thành ủy, UBND thành phố, đề xuất biện pháp hỗ trợ giúp đỡ các đối tượng. Ngày 5/7/1997, Ban Thường vụ Thành ủy ra Thông tri số 09/TT-TU yêu cầu các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể “Cần lưu ý đến các nạn nhân nhiễm chất độc da cam, coi đây là một trong những đối tượng chính sách cần được quan tâm một cách thỏa đáng”
- Ngày 26/2/1999, UBND thành phố ra quyết định số 333/QĐ-UB thành lập Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam Hải Phòng. Ngày 20/3/1999, Hội đồng Quản lý Quỹ Bảo trợ nạn nhân chất độc da cam Hải Phòng họp và đề ra chương trình vận động xây dựng quỹ. Đến cuối năm 1999, quỹ đã vận động được 700 triệu đồng. Nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hảo tâm trong nước và nước ngoài qua Quỹ đã tích cực tham gia ủng hộ giúp đỡ nạn nhân chất độc da cam và người nghèo trong thành phố. Hội Chữ thập đỏ Hải Phòng đã tiến hành nhiều đợt quyên góp, vận động, ủng hộ nhân dân trong nước và ngoài nước chịu thiệt hại bởi thiên tai với giá trị lên tới hàng tỷ đồng.
- Ngày 5/8/1999, Bộ Y tế và Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có Nghị quyết liên tịch số 01/1999/NQLTBYT-CHữ THậP Đỏ về việc phối hợp thực hiện các định hướng chiến lược về chăm sóc sức khỏe nhân dân đến năm 2020. Các cấp Hội Chữ thập đỏ thường xuyên tuyên truyền, vận động tham gia thực hiện các chương trình y tế quốc gia, tập huấn hàng trăm giáo viên, hàng ngàn học sinh và nhân dân về phòng chống dịch bệnh, phòng ngừa thảm họa, tai nạn thương tích…tập trung vào dịp hè hàng năm, Hội Chữ thập đỏ các cấp cùng Ban Chỉ đạo Hè tập huấn cho hàng trăm cán bộ, hội viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ về kỹ thuật sơ cấp cứu tải thương, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường. Phối hợp với ngành y tế tổ chức tư vấn khám bệnh và phát thuốc miến phí cho nạn nhân chất độc da cam, người nghèo…Tuyên truyền hiến máu nhân đạo tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp…Củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động các trạm, chốt sơ cấp cứu, các đội tình nguyện…Trong thời gian này, một số dự án được triển khai và đạt kết quả cao do sự tài trợ của các tổ chức phi chính phủ và Hội Chữ thập đỏ một số quốc gia như: Dự án “Trồng rừng ngập mặn – Phòng ngừa thảm họa”, Dự án “Trợ giúp người cao tuổi”, “Chăm sóc, hỗ trợ trẻ em nghèo”, “Chăm sóc, tư vấn, giúp đỡ người nhiễm HIV/AIDS”…Ngoài ra, Hội mở rộng quan hệ quốc tế, trao đổi kinh nghiêm hoạt động với Hội Chữ thập đỏ Kitakanto, Kyushu (Nhật Bản), Pusan (Hàn Quốc), Rostoch (Đức), Quảng Tây, Quảng Đông, Thẩm Quyến (Trung Quốc), Hiệp Hội Chữ thập đỏ quốc tế, Hội Chữ thập đỏ Thụy Điển, Hội Hữu nghị Pháp – Việt…
- Ngày 7/1/2000, Đại hội đại biểu Hội Chữ thập đỏ thành phố Hải Phòng lần thứ IX được tổ chức với sự có mặt của 260 đại biểu. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành gồm 35 ủy viên. Ông Lê Phong tiếp tục được bầu lại làm Chủ tịch Hội
- Năm 2002, Hội Chữ thập đỏ thành phố đó có sáng kiến xây dựng phong trào xây dựng tổ chức Hội vững mạnh"CLB 100 + 5"; ngày 11/2/2003, đã tổ chức Hội nghị phát động phong trào "CLB 100 + 5" đối với các Hội Chữ thập đỏ xã, phường, thị trấn. Từ 10 Hội cơ sở đạt danh hiệu "CLB 100 + 5" năm 2002, qua 5 năm thực hiện toàn thành phố đã có hơn 80 Hội cơ sở đạt danh hiệu. Năm 2007 đã tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện phong trào, đánh giá phong trào thực sự đáp ứng yêu cầu hoạt động nhân đạo phát triển bền vững. Trung ương Hội Chư thập đỏ Việt Nam ghi nhận và đánh giá cao và coi đây là mô hình xây dựng tổ chức Hội có hiệu quả cần được nhân rộng.
- Thực hiện Nghị định 121 của Chính phủ và Quyết định số 3189 của UBND Thành phố, từ năm 2005 đến nay toàn thành phố có 192 Chủ tịch Hội chuyên trách 223 Hội Chữ thập đỏ xã, phường, thị trấn được hưởng phụ cấp. Hàng năm Hội Chữ thập đỏ thành phố thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực nghiệp vụ công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ cho cán bộ Hội cơ sở.
- Ngày 30/7/2005, Hội Chữ thập đỏ thành phố đã tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2000 - 2005. Hội nghị đã đánh giá rõ ưu, khuyết điểm, kinh nghiệm và đề ra mục tiêu nội dung, biện pháp của phong trào thi đua Chữ thập đỏ thành phố Hải Phòng 2005 - 2007. Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã tặng Cờ thi đua cho Hội Chữ thập đỏ Hải Phòng, UBND Thành phố tặng Bằng khen cho 23 tập thể, cá nhân xuất sắc trong phong trào.
- Ngày 24/11/2006, Đại hội đại biểu Chữ thập đỏ Thành phố lần thứ X được long trọng tổ chức. Lãnh đạo Trung ương Hội, Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố và đại diện các ban, ngành, đoàn thể cùng 450 đại biểu đã về dự. Ghi nhận những thành tích hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Hải Phòng trong nhiệm kỳ, Đảng, Nhà nước đã tặng Huân chương Lao động hạng 2; Thành uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN thành phố Hải Phòng tặng bức trướng mang dòng chữ “Hội CHữ THậP Đỏ thành phố Hải Phòng đoàn kết, năng động, nòng cốt trong phong trào Nhân đạo phát triển bền vững”. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành khoá X gồm 36/37 uỷ viên, bầu đồng chí Nguyễn Ngạc giữ chức Chủ tịch Hội và mời đồng chí Dương Anh Điền - Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ là Chủ tịch danh dự của Hội.
- Ngày 1/12/2008, Hội Chữ thập đỏ Thành phố long trọng tổ chức Lễ mít tinh kỷ niệm 50 năm xây dựng và phát triển Hội Chữ thập đỏ Hải Phòng, giao lưu “Những trái tim đồng cảm chung tay xây dựng Trung tâm Hỗ trợ nạn nhân chiến tranh và người rủi ro bất hạnh Hải Phòng”. Lãnh đạo Trung ương Hội, lãnh đạo Thành uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN Thành phố cùng đại diện lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, quận, huyện đã về dự. Đồng chí Dương Anh Điền – Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tại Hải Phòng, Chủ tịch danh dự Hội Chữ thập đỏ Hải Phòng thay mặt Thành uỷ, HĐND, UBND, UBMTTQVN tặng bức trướng mang dòng chữ “Hội Chữ thập đỏ Thành phố phát huy truyền thống 50 năm đoàn kết, năng động, sáng tạo, nòng cốt trong sự nghiệp nhân đạo”.
- Năm 2009, thực hiện sự chỉ đạo của Ban Dân vận Trung ương Đảng và Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Chữ thập đỏ Thành phố đã phối hợp với Ban Dân vận Thành uỷ Hải Phòng xây kế hoạch hướng dẫn, chỉ đạo các quận, huyện Hội phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền triển khai tổng kết 22 năm thực hiện Chỉ thị 14 – CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng (khoá VI). Qua 22 năm thực hiện Chỉ thị 14, tổ chức Hội được kiện toàn và phủ kín ở hơn 1.700 chi Hội khu dân cư thuộc 223 xã, phường, thị trấn thuộc 15 quận, huyện và gần 500 trường tiểu học, THCS, THPT, Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp cùng hàng chục cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức xã hội đóng trên địa bàn thành phố với trên 16 vạn cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ. Công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ thành phố phát triển không ngừng, giá trị hoạt động nhân đạo đạt trên 36 tỷ đồng, giá trị các chương trình dự án đạt gần 18 tỷ đồng.
- Ngày 8/6/2010, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 43-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam”. Ngày 30/7/2010, Hội Chữ thập đỏ Thành phố tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến giai đoạn 2005 - 2010. Hội nghị đánh giá rõ ưu, khuyết điểm, kinh nghiệm và đề ra mục tiêu, nội dung, biện pháp của phong trào thi đua Chữ thập đỏ Hải Phòng 2010 - 2015.
- Năm 2011, các cấp Hội toàn thành phố đẩy mạnh công tác thi đua lập thành tích hướng tới kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1946 – 23/11/2011) và chào mừng Đại hội Hội Chữ thập đỏ các cấp tiến tới Đại hội Chữ thập đỏ thành phố lần thứ 11, đại hội Hội Chữ thập đỏ Việt Nam lần thứ 9, thực hiện Chiến lược phát triển Hội Chữ thập đỏ Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020. Tổng giá trị hoạt động nhân đạo năm 2011 đạt trên 21 tỷ đồng.
- Tháng 4/2012, Đại hội Hội Chữ thập đỏ thành phố lần thứ XI diễn ra thành công tốt đẹpvới 403 đại biểu chính thức đại diện cho hơn 217.000 cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên, tỡnh nguyện viên toàn thành phố về dự. Đại hội đó nhất trớ bầu Ban chấp hành khúa XI gồm 41 ủy viên, Ban Thường vụ 11 ủy viên và Thường trực 04 ủy viên. Đồng chí Dương Anh Điền, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND thành phố tiếp tục là Chủ tịch danh dự của Hội. Đồng chí Phạm Văn Huấn bầu làm Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ thành phố nhiệm kỳ 2012 – 2016. Tại Đại hội, Hội Chữ thập đỏ thành phố được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Nhất, đây là một vinh dự lớn, đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc, đồng thời ghi nhận những cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp nhân đạo với cán bộ, hội viên, thanh thiếu niên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ thành phố.
- Ngày 17/5/2012, UBND thành phố ban hành Quyết định số 708/QĐ-UBND về việc kiện toàn Ban chỉ đạo thành phố về vận động hiến máu tình nguyện, theo đó, Hội Chữ thập đỏ Hải Phòng làm Thường trực Ban chỉ đạo.
Từ khi thành lập đến nay cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Hội Chữ thập đỏ thành phố Hải Phòng đã vượt qua khó khăn, thử thách đạt nhiều thành tích xuất sắc, Hội Chữ thập đỏ thành phố từng bước khẳng định được vai trò nòng cốt, vai trò cầu nối trong hoạt động nhân đạo, vị thể của Hội được nâng cao.
Kế thừa và phát huy những thành tích đã đạt được cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Hội Chữ thập đỏ Hải Phòng quyết tâm xây dựng Hội ngày càng vững mạnh, chuyên nghiệp, thực sự là tổ chức đóng vai trò nòng cốt trong các hoạt động nhân đạo của thành phố, tất cả vì người nghèo, người dễ bị tổn thương trong xã hội./.

Các tin đã đưa